Hiểu rõ về giãn dây chằng để điều trị đúng cách

Ngày đăng 17/10/2022 16:42

Giãn dây chằng hay còn gọi là bong gân là tình trạng dây chằng liên kết các khớp bị tác động mạnh làm cho các khớp bị di chuyển khỏi vị trí bình thường, khiến dây chằng bị kéo căng, kéo giãn. Vì vậy, giãn dây chằng thường xảy ra ở vị trí các khớp như khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai…

Hiểu rõ về giãn dây chằng

hieu-ve-gian-day-chang

Giãn dây chằng có thể xảy ra với các mức độ khác nhau; người bệnh cần được đánh giá, chẩn đoán chính xác mức độ, tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Cụ thể, mức độ nhẹ là tình trạng dây chằng bị giãn nhưng tổn thương ít; triệu chứng đau nhức và sưng tấy không nhiều; không bị chảy máu trong hoặc chỉ bị chảy máu trong rất ít.

Mức độ thứ hai là dây chằng đã bị rách, kèm theo triệu chứng đau nhức và sưng tấy rõ rệt; người bệnh bị đau nhức và không thể vận động được vị trí khớp bị tổn thương.

Mức độ thứ 3 là mức độ giãn dây chằng nặng nhất; người bệnh bị chảy máu nhiều, vị trí khớp bị tổn thương sưng tấy; cảm giác vô cùng đau đớn và không thể cử động được khớp; thậm chí như bị trật khớp.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng

nguyen-nhan-gay-gian-day-chang

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn dây chằng có rất nhiều, chủ yếu từ các vận động, sinh hoạt hàng ngày như: do chơi thể thao các môn vận động mạnh và vận động nhiều như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis…gây ra giãn dây chằng cổ tay, đầu gối, mắt cá chân…; do công việc lao động vất vả, nặng nhọc, phải mang vác nhiều dẫn đến giãn dây chằng khớp vai, cột sống…; do bị ngã, bị tai nạn va chạm giao thông…

Bị giãn dây chằng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, công việc của người bệnh; không chỉ do đau đớn, hạn chế cử động tại các khớp; mà còn do đây là bệnh rất lâu hồi phục hoàn toàn. Trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng.

Điều trị giãn dây chằng

Để chữa trị và giúp nhanh chóng bình phục, vấn đề sơ cứu đúng cách khi bị giãn dây chằng là rất quan trọng. Các bạn có thể tham khảo một số điều cần ghi nhớ nếu không may xảy ra giãn dây chằng ngay sau đây:

chua-tri-gian-day-chang

- Hoàn toàn nghỉ ngơi, không cử động đến phần khớp bị giãn dây chằng trong ít nhất từ 48 đến 72 giờ.

- Áp dụng chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc ngâm phần khớp bị chấn thương vào nước đá lạnh càng sớm càng tốt sau khi chấn thương để hạn chế sưng tấy, đau nhức.

- Dùng băng gạc cố định ngay phần khớp bị chấn thương để hạn chế chảy máu, giữ khớp không bị lệch khỏi vị trí và giảm đau.

- Giữ vị trí bị chấn thương cao hơn tim để tránh bị tụ máu, sưng tấy…

- Đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu tình trạng đau đớn dữ dội, ngày càng thấy đau hơn hoặc có cảm giác ớn lạnh, sốt…để được chẩn đoán mức độ tổn thương và có phương pháp điều trị kịp thời.

Thông thường, khi bị giãn dây chằng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo đường uống; hoặc thuốc bôi ngoài da để giảm sưng tấy, phù nề, bầm tím…Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được áp dụng như massage xoa bóp phần mô mềm để giảm đau, giúp nhanh chóng phục hồi thương tổn; tập vận động khớp đúng cách để không bị căng cứng khớp do chấn thương...

Đại Việt Sport là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng,... Điều trị và phục hồi chức năng giãn dây chằng với thiết bị vật lý trị liệu.