Một trong những triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải đó chính là tình trạng tê tay trái. Đây có thể chỉ là một triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác nhau.
Một số những căn bệnh có dấu hiệu là tê tay trái
Dưới đây sẽ là một số những căn bệnh có dấu hiệu là tê tay trái mà các bạn cần chú ý để xử lý kịp thời:
Theo các chuyên gia thì tê tay trái là biểu hiện hàng đầu của những người mắc phải hội chứng ống cổ tay. Ống cổ tay là nơi chứa các gân và dây thần kinh nằm ở mặt bên trong của cổ tay và và được hình thành từ các mô và xương. Khi vùng này bị viêm hoặc là hẹp thì sẽ gây nên áp lực cho dây thần kinh tại vùng tổn thương và từ đó người bệnh sẽ cảm thấy những cơn tê ở đầu ngón tay, hoặc là chức năng của tay bị yếu đi và thường xuyên rơi đồ vật.
Khi mắc phải hội chứng này thì người bệnh cần phải tránh ảnh hoạt động thể thao hoặc là thực hiện cùng một động tác ở ống cổ tay liên tục lặp lại để không gây ra tình trạng đau và sưng.
Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Khi sụn, cơ hoặc gân chèn ép lên dây thần kinh thì sẽ dẫn đến tổn thương đồng thời sẽ xuất hiện tình trạng tê tay trái. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi mà người bệnh thực hiện hoạt động quá mức và trong một số trường hợp thì hội chứng chèn ép dây thần kinh còn có thể xuất hiện do sức khỏe gặp phải các vấn đề trong đó có thể làm mắc phải những bệnh lý liên quan đến xương khớp hoặc là xuất hiện u tại vị trí cột sống.
Bệnh tiểu đường: Đối với căn bệnh này thì có lẽ không chỉ riêng tay trái mà ngay cả những bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể xuất hiện tình trạng tê và thông thường tình trạng tê sẽ xuất hiện từ vị trí hai chân sau đó mới lan lên hai tay. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác tới đời sống sinh hoạt cũng như là vận động của người bệnh.
Để hạn chế tình trạng tê tay trái, giúp cánh tay nhanh chóng phục hồi về trạng thái bình thường, các bạn có thể tham khảo thực hiện một số động tác massage theo hướng dẫn sau đây:
Người bệnh thực hiện massage bằng cách dùng lòng bàn tay xoa xát lên vị trí đang bị tê cho đến khi nào vị trí đó nóng lên; để tăng hiệu quả, các bạn có thể sử dụng kết hợp thêm với các loại tinh dầu khác như là dầu dừa, dầu oliu, dầu quế…
Tiếp theo, dùng tay không bị tê làm động tác xoa bóp, nắn vuốt dọc cánh tay bị tê nhiều lần, từ trên bả vai đến cánh tay, bàn tay, từng ngón tay; tập trung xoa nắn kỹ ở vị trí bị đau hoặc tê bì.
Làm động tác gập khuỷu tay vào rồi duỗi ra nhiều lần; gập cổ tay lên xuống; sau đó, xoay tròn khớp khuỷu, khớp cổ tay để giúp xương khớp linh hoạt, mềm dẻo hơn.
Cuối cùng, dùng tay phải nắm từng ngón tay của tay trái và kéo căng rồi thả ra. Động tác này giúp các khớp ngón tay cũng như dây thần kinh liên kết bàn tay và cánh tay được thả lỏng, thư giãn; giảm đau, tê rõ rệt.
Phương pháp massage sẽ giúp cho tình trạng tê tay giảm bớt nhanh chóng nhờ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến vị trí tổn thương tốt hơn.
Ngoài ra, chườm nóng cũng là một phương pháp khá hiệu quả để giúp giảm bớt tình trạng tê tay. Các bạn thực hiện chướm nóng bằng cách nhúng vào nước nóng một miếng khăn và đắp trực tiếp lên vị trí bị tê. Khi khăn đã nguội thì nhúng lại vào nước nóng và lặp lại cho tới khi nào hết tê.