Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng khi chạy bộ?

Ngày đăng 06/02/2020 11:44

Đau cơ, đau xương khớp, đau bụng, co thắt bụng,… là những biểu hiện thường thấy khi chúng ta chạy bộ. Đặc biệt, đau bụng là tình trạng thường gặp nhất trong quá trình chạy bộ. Đây là một biểu hiện bình thường và hầu hết mọi người đều mắc phải. 

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo

Tuy vậy thì mức độ đau bụng nặng hay nhẹ ở mỗi người là khác nhau. Bất kỳ một người luyện tập chạy bộ nào đều cũng sẽ trải qua cảm giác bị đau bụng dù bạn là nam hay nữa, già hay trẻ ít nhất một lần trong quá trình chạy bộ của mình. 

Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng khi chạy bộ?

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo-1

- Do bạn ăn quá no trước khi chạy bộ. Ăn no sẽ khiến cho dạ dày bị phình lên, chèn ép lên các cơ hoành khiến cho bụng bạn trở nên đau nhức. Thêm vào đó việc chạy bộ khi vừa mới ăn no là điều hoàn toàn cần tránh bởi nó có hại cho dạ dày của bạn. Việc vừa cơ thể vừa phải phân bố năng lượng cho dạ dày để tiêu hóa vừa phân bố năng lượng cho hoạt động thể chất sẽ khiến cơ thể làm việc quá sức và bạn dễ bị đau dạ dày hơn.

- Luyện tập quá sức khiến cho cơ hoành co bóp liên túc và gây ra những cơn đau co thắt ở bụng.

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo-2

- Khởi động không kỹ là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng do cơ thể bạn vẫn còn căng cứng và hoạt động mạnh sẽ gây ra co thắt cơ.

- Thở ngắn hoặc nông cũng là một nguyên nhân gây ra đau bụng khi chạy. Điều hòa nhịp thở là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tăng cường thể lực và điều hòa bài tập chạy của bản thân. Hít thở không đủ sâu khiến cơ thể cần nhiều oxy hơn và bạn phải hít thở nhiều lần khiến cơ hoành phải co bóp liên tục và gây ra những cơn đau co thắt.

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo-3

- Tư thế chạy không chuẩn gây ra những áp lực cho vùng bụng khiến bụng bị đau mỗi khi chạy bộ.

Những lưu ý giúp khắc phục tình trạng đau bụng khi chạy bộ đó là bạn hãy khởi động thật kỹ trước khi chạy bộ. Khởi động kỹ sẽ giúp cơ thể nóng lên, các nhóm cơ cũng co giãn tốt hơn giúp phòng tránh tình trạng co thắt ở cơ hoành.

Khi chạy bộ xảy ra tình trạng đau bụng bạn không nên cố sức chạy tiếp vì điều này sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy đi bộ thật nhẹ nhàng cho đến khi cơ thể hồi phục lại và có thể tiếp tục chạy.

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo-4

Đặc biệt bạn cần lưu ý đến nhịp thở của bản thân. Hít thở đúng cách không chỉ giúp nâng cao thể lực và sức bền mà còn có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cơ hoành, giúp làm giảm những cơn đau.

Cách uống nước cũng cần chú ý chia nước thành từng ngụm nhỏ. Tuyệt đối không uống liên tục và uống một lượng lớn nước cùng một lúc.

nguyen-nhan-nao-dan-den-dau-bung-khi-chay-bo-5

Trước khi chạy bộ không được ăn quá no cũng như không được nhịn đói và để dạ dày trống rỗng khi chạy. Chạy bộ là hoạt động yêu cầu nhiều thể lực và nếu bạn không có năng lượng, bạn sẽ không thể luyện tập. Một quả chuối hoặc một lát bánh mỳ nướng kèm bơ lạc sẽ giúp cung cấp năng lượng hoàn hảo cho bạn trước khi chạy bộ.

Những kiến thức trên đây áp dụng trong cả trường hợp bạn chạy bộ ngoài trời, hay sử dụng máy chạy bộ, máy chạy bộ phòng gym, máy chạy bộ điện !

 

Tags : những điều cần xem xét khi mua máy chạy bộ, có nên tự sửa máy chạy bộ tại nhà.