Nguyên nhân khiên tay bị sưng và nhức

Ngày đăng 19/08/2021 11:30

Nếu tay tự nhiên bị sưng và nhức mà không phải do bất cứ chấn thương nào bạn gặp phải như bị tai nạn, va đập, vận động không đúng cách khi chơi thể thao…khiến tay bị trật khớp, bong gân, gãy xương, dãn dây chằng… thì chắc chắn đó không phải hiện tượng bình thường. Vậy nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tay bị sưng và nhức là gì?

Nguyên nhân khiên tay bị sưng và nhức

nguyen-nhan-khien-tay-bi-sung-va-nhuc

Ngoài nguyên nhân tay bị sưng nhức do chấn thương rất dễ nhận biết thì có nhiều nguyên nhân khác liên quan đến hiện tượng này mà người bệnh cần quan tâm tìm hiểu để có cách điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay cũng như sức khỏe cơ thể.

Cụ thể, tay bị sưng nhức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và tình trạng cơ thể sau đây:

-    Cơ thể bị tích nước: Tình trạng này thường gặp khi người bệnh ăn quá mặn, quá nhiều muối khiến cơ thể bị tích nước gây sưng phù ngón tay. Nếu ở dạng nhẹ thì tay sẽ hết sưng sau khi bạn điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học, hạn chế muối và tăng cường rau xanh, trái cây tươi để tốt cho hệ tuần hoàn và tăng cường chức năng thải độc của cơ thể.

nguyen-nhan-khien-tay-bi-sung-va-nhuc-1

-    Bệnh gout: Đây là căn bệnh có biểu hiện khá rõ ở các khớp ngón tay, khiến các khớp bị sưng và tấy đỏ, đau nhức.

-    Bệnh viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh gây đau nhức ở các khớp, trong đó có các khớp ngón tay. Biểu hiện của bệnh là các khớp bị sưng to và phù nề; người bệnh khó khăn khi cử động các ngón tay.

nguyen-nhan-khien-tay-bi-sung-va-nhuc-2

-    Hội chứng ống cổ tay: Bệnh này thường gặp ở những người do đặc thù công việc phải vận động tay nhiều giờ liên tục như những người phải thường xuyên đánh máy chữ, vi tính; bác sỹ phải thực hiện phẫu thuật, mổ cho bệnh nhân… Tay vận động lâu trong một tư thế sẽ làm các dây thân kinh bị chèn ép, sưng tấy và đau nhức.

-    Bệnh phù mạch bạch huyết: là tình trạng mạch bạch huyết bị ứ đọng gây sưng phù ở ngón tay hoặc ngón chân người bệnh. Bệnh này trong nhiều trường hợp là sự phát triển từ bệnh viêm khớp.

nguyen-nhan-khien-tay-bi-sung-va-nhuc-3

Đối với các bệnh lý trên đây, người bệnh cần đi thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp ở các bệnh viện chuyên khoa, bởi nếu để tình trạng sưng và nhức tay kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh; mà còn khiến bệnh lý tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong trường hợp tay bị sưng nhức do các chấn thương, người bệnh tùy tình trạng cụ thể để có các phương pháp giảm đau phù hợp như uống thuốc; ngâm tay trong nước nóng, có thêm chút muối và gừng tươi giã nhỏ để tăng cường lưu thông máu đến các chố bị tổn thương, giúp giảm đau và sưng nhức.

nguyen-nhan-khien-tay-bi-sung-va-nhuc-4

Mặt khác, người bệnh đang trong tình trạng tay bị sưng nhức cần chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh; tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh; người bị gout tránh ăn các chất đạm cao như hải sản, thức ăn nhiều muối; thường xuyên thực hiện các động tác massage tay để các khớp và dây thần kinh ở tay được thư giãn và linh hoạt.